Luật Đăng Ký Thương Hiệu Quy Định Những Gì?

Cập nhật thông tin chi tiết về Luật Đăng Ký Thương Hiệu Quy Định Những Gì? mới nhất ngày 26/10/2020 trên website Ica-ac.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 23,166 lượt xem.

Thực tế, hệ thống pháp luật Việt Nam không hề có Luật đăng ký thương hiệu! Tất cả các vấn đề liên quan đến đăng ký thương hiệu, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp được điều chỉnh bởi Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Tuy nhiên, để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các quy định này, Phan Law xin được tóm tắt nội dung chính của những quy định về đăng ký thương hiệu trong bài viết dưới đây cho bạn đọc.

Luật đăng ký thương hiệu – những điều cần biết.

Chúng tôi xin được gọi chung những quy định về đăng ký thương hiệu trong bài viết này là “Luật đăng ký thương hiệu”. Nội dung chính của luật về đăng ký thương hiệu xoay quanh các vấn đề:

  • Định nghĩa các loại nhãn hiệu thương hiệu
  • Chủ thể nào được quyền tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu
  • Hồ sơ thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ đòi hỏi những gì
  • Quy trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ra sao
  • Ngoài Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan nào được phép tiếp nhận đơn đăng ký
  • Phí và lệ phí khi tiến hành thủ tục này
  • Hiệu lực sử dụng của văn bằng bảo hộ độc quyền thương hiệu

Hồ sơ thủ tục để đăng ký bảo hộ theo luật đăng ký thương hiệu

Để thực hiện thủ tục bảo hộ thương hiệu theo luật đăng ký thương hiệu, trước hết bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ pháp lý sau:

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu độc quyền theo mẫu ban hành của Cục Sở hữu trí tuệ
  • Mẫu nhãn hiệu thương hiệu cần được pháp luật bảo hộ
  • Danh mục nhóm sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa sử dụng nhãn hiệu theo bảng Phân loại quốc tế mới nhất (bảng Nice 11-2018)
  • Giấy tờ pháp lý chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp của chủ đơn đăng ký
  • Giấy tờ pháp lý liên quan của chủ sở hữu nhãn hiệu thương hiệu
  • Giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu thương hiệu trên thực tế
  • Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)
  • Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký của bạn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định xem liệu hồ sơ này có đáp ứng các yêu cầu bảo hộ theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ về đăng ký thương hiệu hay chưa để ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Tổng thời gian thẩm định thực tế có thể kéo dài từ 14 tháng đến 18 tháng.

Để nắm chắc hơn quy định của luật đăng ký thương hiệu đối với thương hiệu của riêng bạn! Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động, các luật sư của Phan Law luôn tự tin là người bạn đồng hành tối ưu nhất để bạn có thể bảo vệ và phát triển thương hiệu của mình trên thị trường.

Bạn đang xem bài viết Luật Đăng Ký Thương Hiệu Quy Định Những Gì? trên website Ica-ac.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!