Lạc Việt Độn Toán Phần 1
--- Bài mới hơn ---
- Góc Nhìn Từ Địa Lý Lạc Việt: Bất Động Sản 2021 Sẽ Tốt Lên
- Tử Vi Là Bói Toán, Tâm Linh, Mê Tín, Hay Khoa Học?
- Những Điều Nên Biết Khi Tẩy Nốt Ruồi
- 11. Trị Bệnh Mụn Thịt, Mụn Ruồi, Mụn Cóc
- Cách Viết Mẫu Đơn Tố Cáo, Trình Báo Công An Chuẩn Nhất 2021
- Giải Mã Ý Nghĩa Những Con Vật Trong Số Đề 12 Con Giáp Và Cách Tính
- Cách Tính Lô Đề Theo 12 Con Giáp
- Những Con Vật Và Số Đề Tương Ứng Có Thể Bạn Chưa Biết
- Cách Đánh Đề Theo Con Vật Chuẩn Xác Đến Mức Bất Ngờ!!!
- Ý Nghĩa Các Con Số Đề Từ 00 Đến 99 Theo Con Vật
Lạc Việt độn toán phần 1
Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Tri thức khoa học hiện đại thừa nhận tiêu chí khoa học này. Vấn đề ở đây là qui luật đó là qui luật gì, phản ánh một thực tại nào và khi đã chứng tỏ một khả năng tiên tri thì đằng sau nó phải là một lý thuyết khoa học…
Tôi không tự cho mình là người sáng taọ ra môn Lạc Việt độn toán. Mà chỉ là người phục hồi lại môn này và những nguyến lý của nó từ những di sản còn lại lưu truyền trong văn hoá phương Đông. Hay nói cách khác: Nội dung của Lạc Việt độn toán đã tồn tại trên thực tế từ hàng thiên niên kỷ trước. Nó đã bị thất truyền khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử. Nay được phục hồi lại nhân danh nền văn hiến Lạc Việt.
2 -Những di sản còn lại – Bát môn độn giáp và Lục Nhâm Đại độn
2-1/ Phương pháp độn Lục Nhâm Đại độn lưu truyền trong dân gian
Đồ hình lục nhâm đại độn
Lời truyền trong dân gian
Phương pháp này căn cứ trên một đồ hình chia làm 6 cung và mỗi cung có tên gọi như hình trên. Có hai cách lấy quẻ cho phương pháp này là:
2 – 1 – 1: Phương pháp lưu truyền ở miền Bắc Việt Nam
2 – 1 – 2: Phương pháp lưu truyền ở miền Nam Việt Nam
* Xuất phát từ tính hợp lý của vấn đề về vị trí của Lục Nhâm đại độn trong Lạc Việt độn toán thì chúng ta ứng dụng việc toán quẻ Lục Nhâm Đại độn theo phương pháp toán quẻ lưu truyền ở miến Bắc. Tức là có tính năm. Năm Tý bắt đầu từ cung Đại An.
* Để tiện việc tính nhanh, các ngày mùng 1, mùng 7, 13, 19, 25 bao giờ cũng cùng một cung.
Lạc Việt độn toán dùng phương pháp độn Lục Nhâm Đại độn lưu truyền ở miến Bắc Việt Nam làm phương pháp độn chính thức cho Lục Nhâm đại độn Lạc Việt độn toán.
2 – 2 : Phương pháp độn Bát môn độn giáp lưu truyền trong dân gian
Bát môn có ký hiệu các cung hoàn toàn giống môn Thái Ất thần kinh và Kỳ môn độn giáp. Đồng thời 9 cung trên Bát môn cũng là đồ hình căn bản của thuật toán Thái Ất và Độn giáp.
Đồ hình Bát môn độn giáp
Lưu truyền trong dân gian.
2 – 2 – 1: Phương pháp toán quẻ Bát Môn Đại độn lưu truyền ở miền Bắc Việt Nam
Phương pháp này không tính năm, mà bắt đầu từ cung Sinh tính là tháng Giêng, đếm thuận theo chiều kim đồng hồ đến tháng cần toán. Từ cung này tiến lên một cung là tính là ngày mùng Một của tháng đó, đếm thuận theo chiều kim đồng hồ đến ngày cần toán. Tiến lên một cung là giờ Tý, đếm thuận mỗi cung một giờ đến giờ cần toán. Dừng lại ở cung nào ta được quẻ Bát Môn Đại độn ở cung đó. Thí dụ: * Tháng ba, ngày 24, giờ Tỵ (Từ 9g đến 11g) Bắt đầu từ cung Sinh là tháng thứ nhất, đếm đến tháng Ba là cung Đỗ. Tiến lên một cung là cung Cành là ngày mùng Một đếm đến ngày 24 là cung Đỗ. Tiến lên một cung là cung Cảnh lấy là giờ Tý đếm đến giờ Tỵ lại là cung Đỗ. Quẻ lấy được theo phương pháp Bát Môn Đại độn là quẻ Đỗ. * Tháng 9, ngày 19, giờ Thân. Tháng Giêng từ cung Sinh đếm đến tháng 9 vẫn là cung Sinh. Tiến lên một cung ngày mùng Một vào cung Thương. Từ cung này đếm thuận đến ngày 19 ở cung Cảnh. Tiến lên một cung thì giờ Tý ở cung Tử, đếm thuận đến giờ Thân là cung Tử. Quẻ Bát Môn độn giáp lấy được là quẻ Tử.
2 – 2 – 2: Phương pháp toán quẻ Bát Môn Đại độn lưu truyền ở miền Nam Việt Nam
Có hai cách toán Bát môn độn giáp:
Tính thuận theo chiều kim đồng hồ khởi tháng Giêng từ cung Sinh, tiếp đến . Đây cũng là đồ hình của 12 thiên bàn Tử Vi – Ngũ hành tương sinh thuận theo chiều kim đồng hồ của Hà Đồ. Cách phối này xác quyết sự phối Bát Môn với Hà đồ ở trên.
Tháng 2/3 đồng cung tại Thương.
* Do có hai tháng bị trùng quẻ theo mùa, nên sự tuần hoàn bị chựng lại theo mùa, có nghĩa là đến tháng cuối của mùa nào thì quẻ sẽ trùng với tháng trước đó.
Tháng 4 cung Đỗ.
Tháng 5/ 6 đồng cung tại Cảnh.
Tháng 7 cung Tử.
Tháng 8/ 9 đồng cung tại Kinh.
Tháng 10 cung Khai
Tháng 11/ 12 đồng cung tại Hưu.
Trong phương pháp này, các tháng Mộ của tứ hành vào chung một cung với tháng vượng của hành đó. Xuân thuộc Mộc. Tháng 3 là Mộ của Xuân, ghép vào tháng 2……Như vậy ta có đủ 12 tháng phối với Bát môn.
Với phương pháp này ta thấy:
Phép độn Bát Môn thuận theo 4 mùa
Tháng Giêng tại cung Sinh, tính thuận mỗi cung một tháng cho đến hết 12 tháng. Phương pháp độn này sẽ cho 4 tháng cuối năm có các quẻ lặp lại với 4 tháng đầu năm. Vì đồ hình Bát Môn được luận theo thuận tự 12 tháng trong năm, nên cũng xác quyết cho chúng ta về sự phối Bát Môn với Hà Đồ (Hà Đồ: Bốn mùa – Ngũ hành tương sinh – theo chiều thuận kim đồng hồ).
Như vậy, thoạt nhìn dễ nhận thấy sự hợp lý của phương pháp Nhưng nếu so sánh với qui luật vận động liên tục và lặp lại của tự nhiên và vũ trụ, thì không thể có sự lặp lại theo cùng đơn vị thời gian trong tự nhiên. Bởi vậy, không thể có quẻ lặp lại theo từng tháng mùa.
Tuy nhiên tôi công nhận tính thiếu vắng của toán năm trong quá trình tìm hiểu Bát môn trong Lạc Việt độn toán. Hy vọng sau này bạn đọc nghiên cứu Lạc Việt độn toán phát hiện ra phương pháp tính năm mà thấy hợp lý về nhiều phương diện thì chúng ta có thể hiệu chỉnh và thay đổi.
* Xuất phát từ tính hợp lý của vấn đề về vị trí của Bát Môn độn giáp trong Lạc Việt độn toán thì chúng ta ứng dụng việc toán quẻ Bát Môn độn giáp theo phương pháp toán quẻ lưu truyền ở miến Bắc, tức cũng phương pháp một ở Miền Nam. Tức là mỗi tháng thuận tự tiến lên một cung, bắt đầu từ cung Sinh.
* Để tiện việc tính nhanh, các tháng 1, tháng 9 bao giờ cũng cùng một cung. Các ngày mùng 1, mùng 9, 17, 25 cùng một cung.
Lạc Việt độn toán dùng phương pháp độn Bát Môn Độn giáp lưu truyền ở miến Bắc Việt Nam và phương pháp 1 trùng khớp lưu truyền ở miền Nam Việt Nam làm phương pháp độn chính thức cho Bát Môn trong Lạc Việt độn toán
Chúng ta chắc chẳng bao giờ biết được năng lượng của một que diêm cháy loé lên cách chúng ta 10 km, đơn giản vì năng lượng của que diêm quá nhỏ. Nhưng người ta vẫn nhận ra hình ảnh một ngôi sao bùng vỡ cách chúng ta hàng ngàn năm ánh sáng, vì năng lượng của chúng cực lớn. Đây chỉ là một hình ảnh thí dụ để chúng ta xem xét sự tồn tại của Bát Môn và Lục nhâm dưới một hình thức đơn giản .
Tại sao những phương pháp độn đơn giản như Bát Môn và Lục Nhâm ít thông tin hơn cả bói chân gà, mà lại có thể xuyên suốt hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử?
Phải chăng trước đây nó vốn là một môn dự đoán rất chính xác và hoàn chỉnh, nhưng sự thăng trầm của lịch sử đã làm nó mai một và rời rạc một cách vô tình hoặc cố ý?
Phải chăng trước đây nó đã từng như một vì sao chứa năng lượng cực lớn còn tồn tại đến bây giờ cùng với sự bùng vỡ của một nền văn minh từ hàng ngàn năm trước? Chính từ ý nghĩ đó tôi đã đi đến quyết định ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ Hành – là một học thuyết vũ trụ quan hoàn chỉnh, nhất quán với nguyên lý căn của học thuyết này là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ từ văn minh Lạc Việt mà sách cổ chữ Hán không thể hiện điều này để phục hồi môn Lạc Việt độn toán.
Phương pháp dự báo của Lạc Việt độn toán ứng dụng trên thực tế từ nhiều năm qua trên mọi phương diện do tác giả và những anh chị em nghiên cứu tham khảo thực hiện đã cho thấy khả năng dự báo rất hiệu quả của môn này. Sự phục hồi môn Lạc Việt độn toán từ những di sản văn hoá phi vật thể lưu truyền trong dân gian chính là một bằng chứng sắc sảo không chỉ minh chứng cho sự hoàn chỉnh nhất quán và tính khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh Lạc Việt mà còn là một bằng chứng cho thấy một nền văn minh đã thất truyền vì lịch sử bị vùi lấp. Đó chính là nền văn hiến của người Lạc Việt trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ ở miền nam Dương Tử.
4 – Nguyên lý căn đế của Lạc Việt độn toán.
Chúng ta cũng cần phải tiếp tục tìm hiểu cả thực tại nào đã tạo nên sự nhận thức để tổng hợp thành hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành có khả năng ứng dụng một cách rộng rãi trên khắp các lĩnh vực từ vũ trụ đến mọi vấn đề của cuộc sống và con người?…
Nếu chúng ta chỉ học và tìm hiểu phương pháp ứng dụng để dự trắc không thôi, thì đó là hiểu phần ngọn. Muốn biết sâu thêm, ngoài việc chúng ta dùng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chỉ là hệ quả của một lý thuyết, không phải là bản thân lý thuyết đó, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu cả nguyên lý và thực tại nào đã tạo nên sự nhận thức để tổng hợp thành nguyên lý lý thuyết đó. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết đã thất truyền hoàn toàn. Tất cả những cái gì còn lại chỉ là sự giải thích theo phương pháp luận của nó. Trong các bản văn chữ Hán cổ kim, không thể hiện tính hoàn chỉnh của học thuyết này. Trong Hoàng Đế Nội kinh tố vấn, thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện bằng phương pháp luận của nó. Nhưng phương pháp luận chỉ là hệ quả của một lý thuyết và không phải bản thân lý thuyết đó.
Ngay chính cả các nhà nghiên cứu Trung Hoa hiện đại cũng như cổ xưa, đến bây giờ cũng thừa nhận chưa thể biết được nguồn gốc đích thực của học thuyết này.
Ngay trong Lạc Việt độn toán, nếu không hiểu gì về thuyết Âm Dương Ngũ hành mà chỉ biết phương pháp độn thì cũng có thể độn quẻ và dự báo được. Bởi vì ý nghĩa của từng quẻ đã cho một khái niệm định tính của sự kiện cần chiêm đoán.
Bởi vậy, tôi chẳng quản tài hèn, cố gắng đem đến cho các bạn những phát kiến của mình, nhằm phục hồi lại những nguyên lý và giá trị đích thực của nền Lý học Đông phương.
Trong các sách và bài viết của mình, đặc biệt là cuốn ”Hà đồ trong văn minh Lạc Việt” và ”Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, tôi đã chứng minh Hà đồ chính là đồ hình căn bản trong Lý học Đông phương và hoàn toàn không phải là Lạc Thư như cổ thư chữ Hán nói tới.
Hà Đồ chính là một đồ hình phản ảnh một thực tế sự vận động và tương tác có tính qui luật của Ngũ tinh trong Thái Dương hệ với Địa cầu, được qui ước hoá với tri thức thuộc về nền văn minh cổ thể hiện trong thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Huyền thoại Long Mã hiện trên sông Hoàng Hà mang Hà Đồ và vua Phục Hy căn cứ vào đó để làm ra Tiên thiên bát quái là một câu chuyện….huyền thoại đúng nghĩa và không có giá trị thực tế.
Tiêu chí khoa học đã xác quyết rằng:
So sánh hai hình sau đây, chúng ta sẽ nhận thấy điều này.
Đồ hình Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt
(Đã xoay lại theo qui ước của bản đồ hiện đại)
Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc
Nguyên lý căn để thuộc về văn hiến Việt
Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương
Tương truyền có xuất xứ từ trên lưng con rùa thần trên sông Lạc.Vua Văn Vương căn cứ vào đấy để làm ra Hậu Thiên Văn Vương. So sánh hai đồ hình trên chúng ta thấy hai cụm: Thuỷ (Hiển thị màu xanh Dương) – Càn (Tây Bắc), độ số 6, Khảm (Chính Bắc) độ số 1 và Mộc (Hiển thị màu xanh lá cây) – Cấn (Đông Bắc) độ số 8, Chấn (Chính Đông) độ số 3 có vị trí và phương vị hoàn toàn giống nhau.
Nhưng đến hai cụm Hoả và Kim thì có những khác biệt sau đây:
* Ở Lạc Thư: Phía Đông Nam và chính Nam là độ số của Âm Dương Kim số 4 – 9 phối quái Ly Hoả và quái Tốn Mộc (Theo sách Hán) .
Ở Hà Đồ: Phía Đông Nam và chính Nam là độ số của Âm Dương Hoả số 2 – 7 phối quái Ly Hoả và quái Khôn Thổ.
* Ở Lạc Thư: Phía Tây Nam và chính Tây là độ số của Âm Dương Hoả, số 2 – 7 phối quái Khôn Thổ và quái Đoài Kim.
Ở Hà Đồ: Phía Tây Nam và chính Tây là độ số của Âm Dương Kim số 4 – 9 phối quái Tốn Âm Kim và quái Đoài Dương Kim. Ta thấy:
Về nguyên tắc (Về lý): Bát môn chỉ có thể hoặc phối Lạc Thư hoặc phối Hà Đồ. Và dù phối với đồ hình nào thì trên Bát môn độn giáp cũng phải có hai cặp cùng hành tương ứng. Đây là tiền đề thứ nhất. Từ đó cho chúng ta một hệ quả là sự nghiệm suy sau:
Khai – sự trôi chảy, sự dẫn hướng hành Thuỷ. Như vậy cặp cùng hành với Khai là Hưu trên Bát Môn cũng phải thuộc Thuỷ (Hưu: Thuỷ Tù – sự ngưng trệ). Trong các sách cổ như Thái Ất, Kỳ Môn đều coi Khai Hưu thuộc Thuỷ.
Khai Hưu thuộc Thuỷ thì Sinh Thương tiếp theo phải thuộc Mộc dù phối Bát Môn với Lạc Thư hay Hà Đồ (xem hình trên).
4-1-2: Nếu chúng ta sắp Bát môn với bất cứ Lạc Thư hoặc Hà Đồ thì cũng sẽ có hai hành hợp lý tiếp nối là:
* Lạc thư: Đỗ Cảnh thuộc Kim, độ số 4 – 9.
Hà Đồ : Đỗ Cảnh thuộc Hoả, độ số 2 – 7.
* Lạc thư: Tử Kinh thuộc Hoả, độ số 2 – 7
Hà Đồ: Tử Kinh thuộc Kim, độ số 4 – 9.
Theo suy lý về khái niệm trực tiếp của danh từ thì tôi thấy Đỗ Cảnh : Sự thành đạt, vẻ đẹp thì đây chính là nội dung gần gũi của quẻ Ly thuộc Hoả.
Do đó hai cung Đỗ Cảnh hoàn toàn phù hợp với Hà Đồ nằm ở phương Nam tương ứng với quái Ly.
Bởi vậy: Đồ hình căn bản và là nguyên lý của Bát Môn chính là Hà Đồ.
Ta cũng dễ dàng nhận thấy:
Trong Bát môn độn giáp lưu truyền trong dân gian, các quẻ không có ngũ hành và phương vị từng quẻ riêng biệt chỉ có khái niệm của quẻ đó qua tên quẻ.
Đồ hình Lạc thư nếu không phối Hậu Thiên, cũng không thể xác định phương vị qua độ số. Bởi vì, nếu xét riêng Lạc Thư gọi 1 Thuỷ là phương Bắc thì không thể độ số 9 – độ số của – Kim lại ở phương Nam. Nhưng ngược lại, Hà Đồ nếu đứng riêng một mình thì tự nó có phương vị tương ứng với Hậu Thiên qua độ số 1 Chính Bắc hợp với Khảm Thủy, 7 chính Nam hợp với Ly Hoả, 9 chính Tây hợp với Đoài Kim và 3 Mộc chính Đông hợp với Chấn Mộc. Bởi vây:
Hậu Thiên phối với Hà Đồ thì phương vị và ngũ hành của Tứ chính (Khảm – Chấn – Lý – Đoài), hoàn toàn phù hợp với phương vị ngũ hành của Hà Đồ và tính chất của các quái thuộc tứ chinh.
Do đó:
Bát Môn khi phối với Hà Đồ thì tám cung Bát môn sẽ có phương vị của Hà Đồ và đuợc ứng dụng trong Lạc Việt Độn Toán.
Hà Đồ phối Hậu Thiện Lạc Việt chính là nguyên lý căn để của phương pháp ứng dụng Bát Môn độn giáp trong phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán.
4 – 2:
Hậu Thiên Lạc Việt và Hậu Thiên Văn Vương.
Nếu bạn chưa tìm hiểu gì về Bát quái gồm hai đồ hình căn bản là Tiên Thiên Bát quái và Hậu thiên bát quái, bạn có thể tham khảo các sách đã xuất bản sau đây:* Kinh Dịch – tác giả Ngô Tất Tố.
* Kinh Dịch – Đạo của người quân tử. Tác giả Nguyễn Hiến Lê.
* Kinh Dịch – Vũ trụ quan Đông phương. Tác giả Nguyễn Hữu Lượng.
Trên cơ sở này bạn sẽ có khái niệm về Hậu Thiên Văn Vương để từ đó bạn sẽ tiếp tục tham khảo cuốn:
* Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
* Hà Đồ trong văn mijnh Lạc Việt. Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
Hậu Thiên Văn Vương
Tương truyền do vua Văn Vương bị giam ở ngục Dữu Lý nghĩ ra đồ hình này, căn cứ vào Lạc Thư là đồ hình xuất hiện trên lưng rủa thần trên sông Lạc
Hậu Thiên Lạc Việt
Thiệu Vĩ Hoa đã viết: “Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu ,bảng 60 Giáp tý biến hoá vô cùng”.
5 -Lạc Thư hoa giáp nguyên tắc ứng dụng trong Lạc Việt độn toán
“Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu ,bảng 60 Giáp tý biến hoá vô cùng”.
Ngũ vận-Kỳ thứ nhất
Bảng Lạc Thư hoa giáp – Sách của người Lạc Việt viết về chu kỳ vận động trong 60 năm của trái Đất trong vũ trụ – theo cách giải thích với những khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành là nguyên tắc ứng dụng chính thức trong Lạc Việt độn toán để tính sự tương tác của các hiện tượng liến quan theo0 thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt.
Phương pháp lưu truyền ở miền Bắc có tính năm, giống cách tính trong bài viết của Thái Tuế bắt đầu năm Tý ở cung Đại An. Phương pháp ở miền Nam toán từ tháng 1 bắt đầu ở cung Đại An và không toán năm.Còn một dị bản thứ ba khác là các cung Đại An , Tốc hỷ, Tiểu cát bị lệch sang phải và thay chỗ cho nhau,dị bản này cũng tính tháng Giêng từ cung Đại an và không tính năm.Về cách gọi thì miền Bắc gọi môn này là Lục Nhâm đại độn, ở miền Nam gọi là Lục Nhâm tiểu độn. Dù với cách gọi nào thì cả ba phương pháp này đều có một nền tảng đồ hình giống nhau và đều không có sự liên hệ với Ngũ Hành.Lục Nhâm đại độn có 6 cung, có sự liênhệ với Lục khí và tương quan thực tại với chu kỳ của sao Thái tuế và chỉ có Hậu thiên bát quái Lạc Việt mới có khả năngkết hợp hai cặp quái Điên đảo dịch thành 2 cặp bất dịch và tạo thành 6 cực như sau:
Hậu Thiên Lạc Việt đổi chổ Tốn Khôn mới tạo được cặp bất dịch này
Trên cơ sở này mới tạo thành 6 cực liên hệ với 6 quẻ Lục Nhâm như sau:
chúng ta thấy có sự liên hệ của Hà Đồ với Bát môn và Hà Đồ – Hậu thiên Lạc Việt với Lục Nhâm. Cả hai, Bát Môn và Lục Nhâm đều có gốc từ Hà Đồ. từ đó suy luận ra chúng phải có liên hệ với nhau.
--- Bài cũ hơn ---